Thứ Hai, 23 tháng 2, 2015

Cách phòng và xử lí những tai nạn thường gặp ở trẻ nhỏ


Trẻ sơ sinh hay nghịch ngợm, khám phá thế giới. Nguy cơ trẻ bị té ngã, đau chân, tay hoặc gặp các tai nạn bất ngờ là điều mà người lớn chúng ta cần đề phòng sớm.
Hãy cùng cubimart học cách phòng vè xử trí một số rủi ro trẻ hay gặp phải, nhất là mỗi dịp tết đến xuân về:

Nghẹt thở do nuốt dị vật:

Đậu phộng, hạt sa pô chê, hạt dưa, pin đồng hồ… thường bị mắc kẹt ở phế quản, làm trẻ ho, khó thở, mặt chuyển sang đỏ, nhạt dần, chuyển sang trắng, rồi xanh.
Nếu trẻ lớn hơn hai tuổi, phụ huynh có thể áp dụng thủ thuật Heimlich: đứng sau lưng trẻ, hai tay ôm thắt lưng trẻ, một tay làm thành quả đấm đặt ở vùng thượng vị, một bàn tay chồng lên, ấn mạnh và nhanh: trước - sau, dưới - lên, lặp lại sáu - mười lần. Hoặc đặt lòng bàn tay thứ nhất lên vùng thượng vị, bàn tay thứ hai chồng lên bàn tay thứ nhất, ấn mạnh và nhanh cả bụng dưới và trên, lặp lại sáu - mười lần.
Nếu trẻ chưa đến hai tuổi thì dùng biện pháp vỗ lưng, ấn ngực. Vỗ lưng bằng cách để trẻ nằm sấp, đầu thấp, cánh tay thả lỏng. Vỗ mạnh lưng giữa hai xương bả vai. Ấn ngực bằng cách lật ngửa trẻ, ấn xương ức dưới nối hai vú.
Sau đó phụ huynh cần hết sức bình tĩnh, tìm mọi cách đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất. Không nên dùng tay để cố lấy dị vật ra khỏi cổ họng, hoặc dốc ngược trẻ, rất nguy hiểm vì nghẹt thở do dị vật làm tắc nghẽn cổ họng, trẻ bị nôn mửa, dịch vị dễ vào đường phổi, gây viêm phổi.
Cha mẹ không nên cho con tự ăn đậu phộng, sa pô chê, dưa hấu và những trái cây có hạt khác khi bé chưa đến bốn tuổi. Nếu trẻ thích, phải được người lớn đút ăn và theo dõi kỹ lưỡng.
Nguy hiểm nhất là nuốt pin đồng hồ, có thể làm phỏng thực quản trong vòng 60 phút. Bé T.T.H. (12 tháng tuổi, ở Long An), sau khi cho pin vào miệng, đã bị chất độc của pin đã lan nhanh do có dịch vị. May là người nhà đưa bé đi cấp cứu kịp thời.
Khi nuốt dị vật, trẻ thường có triệu chứng nhịn ăn liên tục. Trường hợp dị vật bị mắc kẹt trong phế quản từ vài ngày trước, cơ thể sẽ có phản ứng bằng cách xuất hiện vết viêm. Lúc này việc lấy dị vật sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Một bé 15 tháng, nhà ở Q.12, TP.HCM nuốt phải một vật quá nhỏ, cha mẹ không hay cho đến khi bé bị viêm phế quản mạn tính, bác sĩ mới phát hiện được



Bé luôn tò mò khám phá thế giới xung quanh

Điện giật:

khi trẻ bị điện giật, người nhà phải nhanh chóng ngắt cầu dao điện. Dùng khăn lông hoặc mền kéo trẻ ra khỏi nguồn điện. Nếu trẻ bị ngất, phải làm hô hấp nhân tạo và nhanh chóng đưa đến bệnh viện cấp cứu. Để đề phòng, những ổ điện vừa tầm với của trẻ trong nhà cần bịt kín bằng băng keo chuyên dùng.

Chấn thương sọ não:

Nếu có trẻ nhỏ, phụ huynh cần làm rào chắn cầu thang, cất gọn những chiếc ghế vừa tầm với của trẻ, tránh chuyện nghịch phá. Nếu trẻ té ngã, đập đầu, bất tỉnh, có thể nghi ngờ bị chấn thương não, phải đưa đi cấp cứu càng nhanh càng tốt. Nếu trẻ té nhưng vẫn còn tỉnh, không bị chảy máu, cần theo dõi tình trạng sức khỏe trong vòng bốn - sáu tiếng, nếu có ói mửa, nhức đầu, lơ mơ, cần đưa đi cấp cứu ngay.
Đã có nhiều trường hợp đau lòng khi trẻ bị té ngã vào đêm giao thừa, gia đình không đưa đến bệnh viện ngay, chần chừ đợi sang mùng Một, mùng Hai "để ăn xong cái Tết", khiến trẻ tử vong.


CUBIMART - siêu thị mẹ và bé online chuyên cung cấp  đồ sơ sinhxe đẩy trẻ emxe trượt, đồ chơi trẻ em, chúng tôi sẽ luôn đồng hành cùng chia sẻ kinh nghiệm giúp các mẹ nuôi dạy con tốt hơn. CUBIMART cam kết chỉ bán sản phẩm an toàn cho bé.
Hãy đặt hàng hoặc gọi ngay cho CUBIMART  0914 403 667 / 0437 247 235 để dành chọn cho bé yêu nhà mình những sản phẩm cần thiết và phù hợp nhất.

Xem thêm tất cả các sản phẩm LƯỚI CẦU THANGCHẮN CẦU THANG

Được tạo bởi Blogger.